Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy sự phơi nhiễm độc tố liên quan với nguyên nhân gây ra 1 loạt các bệnh tật như chứng mệt mỏi mãn tính, nhạy cảm hóa, đau cơ và xơ vữa động mạch hay các vấn đề về sinh sản, suy giảm hệ miễn dịch, chứng đau đầu, đau khớp, có vấn đề về học tập, mất trí, đau và yếu cơ.
Độc tố là gì?
Các độc tố không phải là 1 nhóm các hợp chất hóa học mà là tất cả những
gì có thể gây hại cho cơ thể. Một số độc tố hay chất độc được biết đến
như hóa chất công nghiệp, khí thải do đốt cháy, thuốc trừ sâu, các chất
làm rối loạn nội tiết (nhựa), hay kim loại nặng, các phụ gia thực phẩm,
chất bảo quản và các loại thuốc.
Làm thế nào để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể?
Độc
tố hòa tan trong nước sẽ thải ra qua đường nước tiểu nhưng những độc tố
hòa tan trong chất béo thì lại sẽ lưu ở màng tế bào, môi trường lý
tưởng để chúng phát tác. Lúc này hệ thống lọc thải các độc tố hòa tan
trong chất béo là thận và mật sẽ thực hiện 2 bước để thải các chất độc
này ra khỏi cơ thể.
Bước thứ nhất sẽ kết hợp độc tố hòa tan
trong chất béo này với 1 nhóm phần tử hòa tan trong nước, tạo ra một tổ
hợp mà nước đóng vai liên kết. Bước 2 sẽ chuyển đổi sự kết hợp giữa chất
độc với phân tử nước thành 1 chất vô hại và có thể bài tiết ra ngoài.
Hai bước này hoạt động song song và luôn cân bằng. Bước 2 phải luôn theo
kịp bước 1 và nếu vì lý do nào đó không đạt được, sẽ dẫn tới sự mất cân
đối và tổn thương cho các tế bào sẽ diễn ra.
Ăn uống hỗ trợ giải độc
Các thành phần trong thực phẩm có thể hỗ trợ cho các phản ứng enzyme
trong giai đoạn 1 bao gồm niacin (có trong cá, lúa mỳ, ngũ cốc nguyên
cám) và chất chống oxy hóa sẽ hỗ trợ các mô bị tổn thương nếu có sự mất
cân bằng giữa giai đoạn 1 và 2.
Giai đoạn II đòi hỏi rất nhiều
năng lượng. Dinh dưỡng hỗ trợ sản xuất năng lượng bao gồm vitamin nhóm
B, thiamin, riboflavin, niacin và axit pantothenic acid cũng như ma-giê.
Các dưỡng chất này thường được tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt và các
loại rau lá. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng giúp bảo vệ cơ thể khỏi quá
trình ôxy hoá như vitamin C và E, kẽm, selenium, và đồng, cũng rất hữu
ích.
Chế độ ăn giàu chất xơ cũng hỗ trợ cho chức năng đường ruột
nhờ tạo ra các rào cản giúp giảm thiểu sự thẩm thấu của các chất độc
nhưng quan trọng nhất là chất xơ sẽ liên kết các độc tố với nhau khiến
chúng không thể xâm nhập vào cơ thể. Khoảng 25% của quá trình thải độc
xảy ra trong đường ruột.
Uống đủ nước là rất cần thiết nếu muốn duy trì chức năng thận khỏe mạnh và thúc đẩy sự bài tiết độc tố qua nước tiểu.
Rất
nhiều loại dinh dưỡng giúp bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi các chất độc hại
nhờ kích thích sản xuất các enzyme và làm cho giai đoạn 2 hoạt động
hiệu quả như axit ellagic trong quả lựu và họ dâu, catechins trong trà
xanh và nho và các glucosinolates tìm thấy trong cải xoong và súp lơ
xanh.
Một số thực phẩm hỗ trợ hoạt động của giai đoạn 1 như
indole-3carbinol có trong súp lơ xanh. Tuy nhiên nếu giai đoạn 1 bị kích
thích quá mức, thường là do hút thuốc, thì sẽ có nguy cơ tạo ra các
amin dị vòng.Tóm lại, hạn chế tối đa tiếp xúc với các chất độc
hại chỉ là một phần trong quá trình giải độc cơ thể. Dinh dưỡng đầy đủ
hợp lý cũng góp phần tích cực hỗ trợ và tiêu trừ chất độc, giúp có một
sức khỏe – sắc đẹp bền vững suốt đời.(Theo http://dantri.com.vn/c7/s7-461456/dinh-duong-ho-tro-giai-doc-co-the.htm)
**** Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, liệu trình và cách thực hiện ***