Công Ty TNHH TM DV Viên Mỹ

Tìm kiếm thông tin sản phẩm

Chia sẻ

Tinh dầu khuynh diệp có mùi hương thơm dịu mát làm thanh thản đầu óc và tác dụng làm mát da. Là chất làm thông mũi rất tốt khi bị cảm cúm và cảm lạnh, làm cơ thể sảng khoái.

Cây khuynh diệp được biết đến như cây bạch đàn bởi vì loại cây này rỉ ra một chất nhựa được gọi là chất kino. Nhờ vào đặc tính làm se, kino có thể dùng để chữa bệnh. Ngoài ra người ta còn gọi cây khuynh diệp là cây “bệnh sốt”. Vào thế kỷ thứ 19, những người đi khai hoang đã ghi lại các đặc tính chữa bệnh, mùi hương của cây khuynh diệp, họ trồng loại cây này trong các vùng nhiệt đới quanh đế quốc nhằm xua đuổi côn trùng và bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, dưới con mắt của người đi khai hoang, loại cây này có thể được sử dụng để làm khô đất trồng, với hệ thống rễ “khát nước”, bạch đàn có thể biến đất đầm lầy thành đất có thể trồng trọt được và có thể ở được. Loại cây này có thể ngăn chặn côn trùng gây bệnh, đặc biệt là muỗi.

Có rất nhiều loài khuynh diệp sản xuất ra nhiều loại tinh dầu, có thể phân thành 3 nhóm:

1. Tinh dầu chữa bệnh: E.globulus và E.radiate
2. Tinh dầu công nghiệp
3. Tinh dầu để sản xuất nước hoa, chủ yếu là loại tinh dầu E. citriodora

Thành phần quan trọng nhất trong loài khuynh diệp chữa bệnh (nhóm 1) là cineol, hay còn gọi là dầu bạch đàn. Cineol có đặc tính chữa bệnh, mùi thơm long não có chức năng khử trùng và chất long đờm (giúp dễ khạc nhổ). Mùi thơm của nó giúp ta khoẻ mạnh, tái tạo năng lượng.

Loại tinh dầu dùng trong công nghiệp có chứa thành phần được sử dụng trong công nghệ tách đãi, phương pháp được sử dụng chính trong ngành công nghiệp khai thác mỏ để tách quặng ra khỏi các khoáng sản không cần đến.

Tinh dầu khuynh diệp sử dụng trong quá trình chế tạo nước hoa là “eucalyptus citriodora”, loại chanh có mùi khuynh diệp. Bạch đàn chanh chứa đến 99% citronellal và geraniol. Cả 2 chất này đều là chất cơ bản tạo mùi hương trong ngành công nghiệp sản xuất nước hoa và mỹ phẩm.

Tất cả loại tinh dầu khuynh diệp được sản xuất bằng cách chưng cất hơi nước từ lá cây và ngọn cây tươi. Việc chưng cất ban đầu cho ra loại tinh dầu màu vàng sậm hơn tinh dầu thương mại thông thường. Bởi vì tinh dầu thô sẽ được chưng cất lại, loại bỏ các thành phần không dễ dàng phân huỷ, có thể làm cho tinh dầu nhanh bị hư hỏng. Những người đã quen với mùi gỗ tươi, ngọt của lá khuynh diệp tươi thường thấy có sự khác biệt với mùi tinh dầu sản xuất. Sự khác biệt này là do sự thay đổi hoá học xảy ra tự nhiên do ảnh hưởng của nhiệt độ trong quá trình chưng cất và tái chưng cất. Ngoài ra, một vài phân tử hương thơm có trong thực vật sống nhưng không có trong tinh dầu. Vì vậy với mong muốn sử dụng loại khuynh diệp ngọt ngào, loại tinh dầu có mùi chanh là một sự thay thế tốt.


Photobucket

Những tác dụng của tinh dầu:


Tinh dầu khuynh diệp có đặc tính chữa bệnh, khử trùng.

Tinh dầu khuynh diệp giúp điều trị sốt rất hiệu quả, giúp hạ nhiệt cơ thể, làm họng dễ chịu, giúp long đờm, chống cảm cúm và cảm lạnh, ngăn ngừa ho gà và sởi.

Tinh dầu khuynh diệp có khả năng giúp lợi tiểu, chống đổ mồ hôi trộm, khử mùi cơ thể rất tốt, giúp thư giãn cơ bắp bị đau.

Tinh dầu khuynh diệp chữa trị tốt các vết bỏng, cháy da, các loại mụn trứng cá, vết côn trùng cắn, các vết thương sưng tấy.

Tinh dầu Khuynh diệp rất tốt trong việc chứng bạch huyết, chứng dãn tĩnh mạch, đặc biệt nếu pha chế thêm tinh dầu chanh.

Tinh dầu khuynh diệp làm dịu phổi, giảm bệnh hen suyễn.

Tinh dầu khuynh diệp giúp ngăn ngừa bệnh khớp.

Cách sử dụng

- Không dùng cho người huyết áp cao và mắc chứng động kinh

- Rất tốt cho trẻ nhỏ

- Đốt, xông : giúp chống ngạt chảy mũi, ngăn ngừa sốt, cảm lạnh và cảm cúm, đuổi côn trùng, chữa đau đầu và giúp tập trung hiệu quả

- Massage, tắm : trị các chứng mệt mỏi, đau đầu, cảm, đau nhức cơ

- Tẩm vào bông hoặc khăn : chống côn trùng cắn, chữa các vết thương, chữa viêm họng

- Kết hợp tốt với oải hương, sả chanh, chanh, thông, thyme

Công thức pha chế gợi ý:

1. massage chữa bệnh đau nhức cơ: 20 giọt khuynh diệp + 20 giọt Oải hương + 5 giọt Bạc hà + 20 giọt Gỗ hồng sắc + 5 giọt Wintergreen +i 90 ml dầu Hạnh nhân, lắc đều. Dùng 1 lượng nhỏ hỗn hợp này để massage vùng cơ và xương bị đau nhức, mệt mỏi.

2. Xông phòng tập thể dục : 20 giọt Khuynh diệp + 40 giọt Oải hương + 20 giọt Chanh + 10 giọt petitgrain + 10 giọt Bạc hà lục + 300 ml nước cất. Lắc mạnh và cho vài bình xịt. Trước mỗi lần sử dụng nhớ lắc đều.

3. Xông phòng làm việc : 30 giọt Bergamot + 50 giọt Chanh + 20 giọt khuynh diệp + 600 ml nước cất để đốt.

4. Xông để chống sưng do côn trùng hay sâu bọ cắn : 10 giọt khuynh diệp + 10 giọt hoắc hương + 10 giọt gỗ hồng mộc + 60ml nước để xông hơi, xông vào những chỗ bị cắn hoặc xông cho quần áo của mình để tránh côn trùng hay sâu bọ

5. Mặt nạ dầu thơm: 01 thìa sữa chua + 02 giọt oải hương + 01 giọt khuynh diệp. Đắp mặt nạ lên làn da đã rửa sạch và dùng khăn ẩm, ấm rửa sạch sau 15 phút.

6. Dầu dưỡng trị gàu: 1 thìa dầu jojoba + 2 giọt khuynh diệp + 3 giọt hương thảo: Làm ướt tóc bằng nứơc ấm rồi thoa hỗn hợp này lên tóc và da đầu bằng đầu ngón tay. Trùm đầu và đợi trong vòng 30 phút gội đầu bằng dầu gội rồi xả sạch.

7. Dùng 6-8 giọt Khuynh diệp cho vào nước tắm giúp cơ thể mát lạnh vào mùa hè đồng thời cũng bảo vệ cơ thể vào mùa đông.

8. Để giảm sốt hãy tắm nước lạnh có nhỏ 1 giọt Khuynh diệp + 1 giọt Bạc hà + 1 giọt Oải hương.


(Theo my.batda.com)
**** Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, liệu trình và cách thực hiện ***

 

BẠN NGHĨ GÌ  
 

   

    Từ khóa bài viết: