Công Ty TNHH TM DV Viên Mỹ

Tìm kiếm thông tin sản phẩm

Chia sẻ

Bạn thường nghe nói trong thành phần mỹ phẩm hoặc dầu dưỡng da làm đẹp có tinh dầu oải hương phải không? Nhưng còn nhiều tác dụng của oải hương mà ta chưa biết đến đấy. Nào hãy cùng khám phá loại cây đặc biệt này nhé.

Oải hương thường được chiết xuất lấy tinh dầu để sử dụng làm kem dưỡng, xà phòng và nước hoa. Nhưng trên thực tế, oải hương còn có tác dụng làm giảm đau và được làm thuốc chống đau, tẩy trùng. Theo phương pháp truyền thống thì oải hương sử dụng để chăm sóc da khi bị viêm, chữa mụn trứng cá, côn trúng cắn, vết bỏng, rám nắng hoặc vết chàm.

Loại cây này có nguồn gốc từ Pháp, được cất tinh dầu từ nhiều loại cây oải hương khác nhau và đều được tiêu chuẩn hoá.

Đa phần oải hương dùng để làm nước hoa vì chúng có mùi thơm rất dễ chịu và nó được pha chế cùng với nhiều loại tinh dầu khác như tinh dầu bạc hà, tinh dầu hương thảo, tinh dầu chanh hoặc các loại tinh dầu thuộc họ cam quýt. Nó cũng được kết hợp với cây đinh hương, gỗ cây tuyết tùng, cây xô thơm, cây phong lữ, cây hoắc hương…


Photobucket


Hoa oải hương có cuống hoa dài, màu xám và có góc cạnh, vỏ cây dẹt. Lá mọc đối nhau, không có cuống và được phủ một lớp lông tơ mịn. Hoa oải hương có màu tím hoa cà, ống hoa được sắp xếp liên tục vòng quanh cuống hoa. Tinh dầu được chiết xuất từ hoa có mùi rất thơm và quyến rũ được dùng làm nước hoa và cũng dùng để làm thuốc nên rất có giá trị về thương mại. Nói chung cả cây oải hương đều có hương thơm, nhưng tinh dầu oải hương thì chỉ được chiết xuất từ hoa và cuống hoa. Không chỉ lấy tinh dầu, oải hương còn được sử dụng làm túi bột thơm, hoa ướp khô…

Không dừng lại trên thị trường mỹ phẩm, oải hương còn “lấn sân” sang thị trường dược phẩm làm thuốc. Trong tinh dầu oải hương có chứa các thành phần làm giảm đau, chống lại chứng co giật, chữa bệnh thấp khớp, khử trùng, khử mùi hôi, chống co thắt, tiêu độc, giúp đóng sẹo và lên da non. Nó còn có tác dụng kích thích tim, lợi tiểu, sử dụng làm thuốc điều kinh, giảm huyết áp, thuốc bổ thần kinh, làm thoát mồ hôi, tăng sức khoẻ, làm thuốc tẩy giun và chữa các vết thương…

Từ xa xưa oải hương còn được dùng làm gia vị và có tác dụng tốt cho dạ dày, làm giảm chứng đầy hơi. Nhưng oải hương được dùng nhiều nhất để làm nước hoa, tạo mùi thơm, dùng để tẩy mùi khó chịu trong thuốc mỡ và các hợp chất khác.

Oải hương làm thuốc bổ rất tốt, tăng sức khoẻ khi bị suy nhược, chóng mặt, tim đập nhanh, làm giảm các cơn co thắt và đau bụng, kích thích sự thèm ăn.

Tuy nhiên, tránh dùng oải hương với liều lượng cao đối với phụ nữ mang thai, vì chúng có tính chất kích thích dạ con, dễ gây sinh non cho sản phụ.


(Theo vietbao.vn)

**** Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, liệu trình và cách thực hiện ***

 

BẠN NGHĨ GÌ  
 

   

    Tinh Dầu Phong Lữ (Geranium Bourbon)

    Danh mục: Tinh Dầu
    Có công dụng giảm đau, giảm căng thẳng thần kinh và suy nhược, làm sảng khoái tinh thần. XEM TIẾP ++

    Tinh Dầu Hương Thảo (Rosemary)

    Danh mục: Tinh Dầu
    Tinh dầu Rosemary giúp làm tan biến chứng đau đầu và mệt mỏi, kích thích hệ bạch huyết, đặc biệt lưu thông và tốt cho trí nhớ. XEM TIẾP ++

    Tinh Dầu Chanh

    Danh mục: Tinh Dầu
    Tinh dầu chanh có tính mát lạnh, có tác dụng nâng đỡ tinh thần, tạo cảm giác sảng khoái. XEM TIẾP ++

    Tinh Dầu Thiên Nhiên Bạc hà (Peppermint Japanese)

    Danh mục: Tinh Dầu
    Nhờ đặc tính mát nên có tác dụng làm phấn chấn và sảng khoái tinh thần, làm cho da tươi tắn. XEM TIẾP ++

    Kem Dưỡng Dành Cho Da Mụn Natural Rendez Vous

    Với công thức đặc biệt chiết xuất từ các loại thảo dược giúp đem lại làn da mịn màng, tươi trẻ và căng mịn. XEM TIẾP ++

    Từ khóa bài viết: