Công Ty TNHH TM DV Viên Mỹ

Tìm kiếm thông tin sản phẩm

Chia sẻ

Giãn tĩnh mạch là một căn bệnh thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi. Giãn tĩnh mạch làm xấu đôi chân và gây nên những biến chứng không lường. Tìm hiểu nguồn gốc và nguyên nhân của chứng giãn tĩnh mạch giúp mọi người và nhất là phụ nữ lớn tuổi phòng ngừa được những rắc rối do giãn tĩnh mạch gây ra.

Giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch bị sưng phồng, biến dạng, chủ yếu tập trung ở các khu vực hai chân. Giãn tĩnh mạch ở chân ảnh hưởng đến một phần năm dân số trưởng thành, chủ yếu là ở phụ nữ.

 Giãn tĩnh mạch xuất hiện khi một hoặc nhiều van trong tĩnh mạch không đóng lại được,khiến cho máu tụ lại kéo căng tĩnh mạch, làm thành tĩnh mạch yếu đi. Khi những mạch máu bị suy yếu thì ngày lại có thêm các van bên trong không còn hoạt động bình thường như cũ. Mạch sẽ ngày càng hoạt động và giãn nỡ theo thời gian, và bắt đầu trông như những mạng lưới chạy loằng ngoằng, lổn nhổn bên dưới da. Với một tĩnh mạch đã bị giãn, chức năng của van này đã không còn, khiến cho chiều máu chảy vể tim không còn được duy trì tự nhiên.Những kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ phụ nữ bị giãn tĩnh mạch thường cao hơn nam giới. Nói chung cứ bốn phụ nữ lại có một người bị giãn tĩnh mạch và tỷ lệ này càng tăng với độ tuổi ngoài bốn mươi.

Những hậu quả của giãn tĩnh mạch.

Mức độ nhẹ: Đau đớn, khó chịu, cảm giác sưng, ngứa ngáy.

Mức độ trung bình : Lở loét , biến màu da, viêm da.

Mức độ nặng: Mất cảm giác trên da, gặp những vấn đề về mô và u tĩnh mạch.

Mức độ nguy hiểm: Máu vón cục, tĩnh mạch phình to quá mức.

Báo động: Máu vón cục và đứt tĩnh mạch

Rất dễ dàng phát hiện những cục máu vón vì chúng thường gây đau đớn. Trông chúng như những u nhỏ màu đỏ không xẹp xuống kể cả khi bạn nhấc chân lên. Đứt tĩnh mạch còn nguy hiểm hơn vì khiến bệnh nhân mất máu rất nhanh. Khu vực nhạy cảm nhất đối với tĩnh mạch bị đứt là mắt cá chân. Trong trường hợp bị đứt tĩnh mạch, hãy ấn chặt vào khu vực đó để cầm máu và ngay lập tức đưa người bệnh đến bác sĩ.

Những triệu chứng thường gặp

Tĩnh mạch sưng phồng, lồi lõm màu xanh đậm hoặc hơi tím. Tuy nhiên nhiều khi những triệu chứng khác như đau và ngứa lại xuất hiện trước những tĩnh mạch màu xanh nổi lên dưới da. Nhiều người bị chứng giãn tĩnh mạch thường không hề cảm thấy đau đớn,khó chịu gì, mà chỉ là những triệu chứng bên ngoài. Giãn tĩnh mạch thường phát triển ở phía trong của chân và mắt cá, nhất là khi chân bị chà xát nóng.

Những yếu tố gây nguy cơ giãn tĩnh mạch phổ biến nhất là :

Di truyền: Những người có tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.  Có đến 65-70% trẻ em có bố mẹ bị giãn tĩnh mạch cũng thừa hưởng chứng bệnh này.

Hormon : Giãn tĩnh mạch phổ biến ở phụ nữ gấp 6 lần nam giới, phụ nữ thường bị giãn tĩnh mạch trong quá trình diễn ra những thay đổi hormon. Những thay đổi tuần hoàn xuất hiện trong thời kỳ mang thai cũng làm tăng nguy cơ này. Giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện lần đầu tiên hoặc trở nên trầm trọng hơn vào thời kỳ mang thai, khi dạ con tạo áp lực lớn hơn đối với tĩnh mạch ở chân.

Thừa cân: Phần trọng lượng thừa sẽ gây áp lực lên các tĩnh mạch ở bề mặt, khiến cho chúng suy yếu dần. Những người thừa 20%  trọng lượng cơ thể trở lên thường có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn người bình thường.

Đứng và ngồi nhiều : Những người có công việc đòi hỏi phải đứng hoặc ngồi quá lâu cũng có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch khá cao.

Những vấn đề thể chất: Giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện do những khiếm khuyết ở bàn chân hoặc cột sống.

Các kiểu giãn tĩnh mạch

Các kiểu giãn tĩnh mạch được phân loại theo mức độ nghiêm trọng:

Theo kiểu mạng nhện : những nhánh mạch máu trong tĩnh mạch có màu tím hoặc đỏ. Những mạch máu này xuất hiện riêng rẽ trên phần bắp chân. Dần dần chúng sẽ lan rộng ra, tăng cường về số lượng và tạo thành những nhánh xòe hình nan quạt hoặc hình tròn, chúng có thể lan rộng ra bất kỳ khu vực nào trên chân. Khi liên kết lại với nhau, chúng sẽ làm cho máu khó tuần hoàn hơn, làm giảm sự đàn hồi của da và các mô. Các tĩnh mạch bị giãn kiểu mạng nhện thường là hậu quả của những thay đổi về hormon (dậy thì, mang thai, mãn kinh).

Giãn tĩnh mạch bề mặt : Loại này tác động đến những tĩnh mạch chủ yếu trên chân (tập trung ở bề mặt da) . Đây cũng là kiểu giãn tĩnh mạch nghiêm trọng nhất theo khía cạnh chuyên môn. Trong thực tế đây là những mạch máu to và lồi lõm theo chuyên môn. Nếu cứ để tình trạng này kéo dài mà không được điều trị , chúng có thể ảnh hưởng đến tĩnh mạch và mô khác do nguồn  ô-xy không bình thường. Ngoài vấn đề thẩm mỹ, chúng còn có thể phát triển thành những cục máu vón hoặc làm tắc tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch kiểu lưới : Đây là những tĩnh mạch nhỏ và mạnh bị giãn trên chân. Thường xuất hiện ở phía sau đầu gối hoặc hai bên bắp chân, tạo thành những đường sọc nhỏ, gây ra cảm giác nặng nề,mệt mỏi, ngứa ngáy.

Các biến chứng cần chú ý:

Viêm da, viêm tĩnh mạch và xuất huyết là những biến chứng thường xuất hiện khi bạn không điều trị kịp thời bệnh giãn tĩnh mạch. Viêm da tạo ra những mảng da bị phát ban đỏ tía, gây ngứa ngáy khó chịu. Nó cũng gây ra những khu vực da màu nâu ở phía trong bắp chân hoặc phía trên mắt cá. Một vết xước hoặc trầy da cũng có thể tạo thành một vết thương toác miệng hoặc một chỗ loét khó lành. Viêm tĩnh mạch thường xuất hiện đồng thời hoặc là hậu quả của một vết thương. Mặc dù loại biến chứng này rất đau đớn, nhưng thực ra thì nó cũng ít khi gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Những tĩnh mạch bị giãn mỏng này nằm ngay dưới da. Chạm mạch hoặc cào một tĩnh mạch bị giãn lớn có thể làm chảy máy nghiêm trọng. Những tĩnh mạch giãn cũng thường chảy máu nhiều hơn bình thường do huyết áp cao khác thường trong những tĩnh mạch bị tổn thương.

 

**** Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, liệu trình và cách thực hiện ***

 

BẠN NGHĨ GÌ  
 

   

    Từ khóa bài viết: