Dù thường xuyên chăm sóc và làm đẹp cho cơ thể, có những vị trí vẫn hay bị bạn bỏ quên, chẳng hạn như gót chân. Kết quả, phần da ở gót chân thường khô cằn, thậm chí xuất hiện nhiều vết chai và nứt. Dù không phải biểu hiện bệnh lý nhưng nứt gót chân thường khiến bạn không thoải mái, tự tin khi diện giày sandal. Để có cách phòng ngừa và điều trị nứt gót chân hiệu quả, bạn có thể tham khảo những bí quyết của diễn viên Tường Vi.
Khô nứt gót chân
Nứt gót chân là tình trạng khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu của khô nứt gót chân là do việc hình thành các vết chai để chống lại áp lực cơ thể. Ngoài ra, các vết nứt này còn xuất hiện khi cơ thể thiếu hụt a-xít béo Omega 3 và kẽm. Mặc dù chẳng ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng đôi khi chúng làm bạn đau và trông kém thẩm mỹ.
Cách ngăn ngừa nứt gót chân
Với nứt gót chân, dù bạn đã chữa lành hẳn nhưng khả năng tái phát vẫn rất cao. Vì vậy, tốt hơn hết, bạn nên biết cách phòng ngừa không cho vết nứt có cơ hội xuất hiện:
• Thoa kem dưỡng ẩm vào gót chân hai lần mỗi ngày. Nên chọn loại kem có chứa chất dầu đề cung cấp độ ẩm tốt hơn.
• Dùng bàn chải hoặc đá chà gót chân để loại bỏ phần da dày dưới gót. Nên chà gót chân với đá bọt khi chân khô để có kết quả tốt nhất.
• Hạn chế đi chân trần trên sàn bê tông, gỗ, gạch.
• Chọn giày có phần đệm gót tốt và nên mang tất thường xuyên.
Ngâm chân vào nước ấm hòa cùng thảo mộc hay tinh dầu là một trong những cách chữa nứt gót chân tại nhà. Nó giúp tăng cường độ ẩm, làm mềm vùng da ở gót chân và giảm tình trạng nứt. Một nguyên liệu khác cho hiệu quả tương tự dễ tìm thấy tại nhà là nước cốt chanh.
Chế độ ăn uống để chữa lành vết nứt ở gót chân, bạn cần đảm bảo chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ canxi, sắt, kẽm và Omega 3, vitamin E.
Vitamin E: có trong dầu thực vật, măng tây, súp-lơ…
Canxi: có trong sữa và các chế phẩm từ sữa, tôm, cua…
Sắt: có trong thịt động vật, các loại rau xanh…
Omega 3: cá, các loại hạt…
Kẽm: Thịt có màu đỏ, cá…
Thoa kem dưỡng ẩm: Việc đầu tiên bạn cần nghĩ đến khi bị nứt gót chân là thoa kem dưỡng ẩm. Nếu tình trạng nứt không quá nghiêm trọng, bạn không cần tìm sản phẩm đặc trị mà có thể dùng kem dưỡng thể. Buổi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy thoa kem, sau đó mang tất vào để kem thấm dần.
Massage chân thư giãn
Massage không chỉ giúp thư giãn đôi chân mà còn khiến da chân đẹp hơn nhờ các mạch máu được lưu thông.
Ngâm chân trong nước ấm khoảng 10 phút. Bạn có thể cho vảo chậu nước vài giọt tinh dầu hoa oải hương, bạc hà hoặc muối tắm. Sau đó, lau sạch chân trước khi bắt đầu massage.
Cho kem hoặc dầu massage ra lòng bàn tay, xoa đều để kem ấm lên. Việc này giúp các dưỡng chất trong kem dễ dàng thẩm thấu vào da chân.
• Trước tiên, massage trên mu bàn chân, bắt đầu từ mũi chân vuốt ngược lên cổ chân. Sau đó, xoa vào lòng bàn chân, ban đầu dung lực nhẹ rồi mạnh dần lên.
• Một tay giữ các ngón chân, dùng ngón cái tay kia ấn vào lòng bàn chân và xoay tròn. Dùng lực mạnh hơn ở các gò nổi cao dưới lòng bàn chân và gót chân.
• Dùng một tay giữ lấy bàn chân. Tay kia co lại tạo thành nắm đấm vào lòng bàn chân. Tương tự động tác trước, dùng lực mạnh hơn ở gót chân và các gò nổi
• Vẫn một tay giữ chân, một tay kéo nhẹ các đầu ngón chân và xoay tròn.
• Hai tay nắm lấy bàn chân, dùng hai ngón tay cái ấn và xoay tròn trong lòng bàn chân.
• Ấn hai ngón tay cái vào lòng bàn chân, di chuyển ngón tay theo hướng từ giữa lòng bàn chân đi ra.Việc massage chân thường xuyên sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài những cách ngâm chân truyền thống, hiện nay rất nhiều cá nhân và gia đình chọn thiết bị xông chân sử dụng công nghệ hồng ngoại bởi công dụng tuyệt vời và sự thuận tiện mà nó mang lại. Thiết bị xông chân hồng ngoại ngoài việc giúp tuần hoàn máu tốt hơn thì còn giúp cải thiện hệ tim mạch, hỗ trợ huyết áp, tăng cường trao đổi chất, tác dụng tốt đối với xương khớp, cơ bắp…, mang lại cho bạn đôi chân khỏe mạnh và mềm mại. Hãy trang bị ngay thiết bị xông chân hồng ngoại để dành sự chăm sóc tốt nhất cho đôi chân của mình.
(Theo báo Thế giới văn hóa số 38)
**** Hiệu quả có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, liệu trình và cách thực hiện ***