1. Phun sương
- Loại bỏ bụi bẩn trên da, cung cấp nước cho da.
- Tăng tuần hoàn máu, lưu thông bạch huyết.
- Giúp da hấp thụ tốt chất dinh dưỡng và loại bỏ độc tố trên da.
- Cải thiện cấu trúc tế bào, làm khít lỗ chân lông.
2. Hút mụn
Hút mụn cám, chất nhờn, chất dầu và các chất cặn bã ở lỗ chân lông trên da.
3. Điện tím
- Giúp giảm đau và tiệt trùng da sau khi lấy mụn.
- Cân bằng lượng pH cho da.
- Tăng tuần hoàn máu và cải thiện quá trình trao đổi chất.
- Chống lão hóa, xóa nếp nhăn và căng da.
4. Chăm sóc da bằng sóng siêu âm.
Chăm sóc da bằng sóng siêu âm thích hợp cho tất cả các loại da, đơn giản và dễ sử dụng.
Chức năng:
- Giảm chứng nghẽn mạch máu.
- Giảm mỡ, trị nám.
- Tẩy những sắc tố lạ trên da.
- Chống lão hóa, da khô, chống nhăn.
- Làm giảm các quầng thâm trên mắt.
- Làm mềm và nhạt màu các vết sẹo.
- Massage, cải thiện chất lượng da.
5. Bàn chải làm sạch da.
Dùng bàn chải làm sạch da trên mặt và thân thể nhằm cải thiện da lão hóa, tẩy đi vùng da khô, chống nhăn da, làm da sáng mịn hơn.
Đặc tính:
- Không gây tác dụng phụ, không để lại sẹo trên mặt.
- Sau khi điều trị, bệnh nhân có thể làm việc bình thường mà không cần sự nghỉ ngơi nào.
- Thích hợp vói tất cả các loại da.
6. Xóa đốm
Có thể xóa các vết đốm trên mặt và trên thân thể như: đồi mồi, tàn nhang, những đốm nhỏ, nốt ruồi,…không gây chảy máu, không để lại sẹo, hiệu quả nhanh chóng.
7. Chăm sóc ngực.
Nâng và làm đầy đặn ngực, phục hồi tính đàn hồi cho ngực.
8. Đèn lúp kiểm tra da
- Mở công tắc và điều chỉnh khoảng cách từ kính phóng đại tới da. Sau đó cố định bằng núm.
- Kết thúc công việc, tắt công tắc cấp nguồn.
9. Đèn Wood kiểm tra da
Đèn Wood được sử dụng để kiểm tra tình trạng da của bệnh nhân bằng cách sử dụng tia sáng màu tím chiếu qua bề mặt da và xuyên sâu vào các lớp da bên trong để xác định chính xác tình trạng của từng loại da khác nhau.
10. Xông hơi nóng
- Tăng tuần hoàn máu và cung cấp nước cho tế bào.
- Mở rộng lỗ chân lông và làm sạch sâu bên trong.
- Xóa đi vùng da sừng và làm sạch bụi bẩn ở da.
- Tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và loại bỏ độc tố trong da.
- Tăng cường trao đổi chất và làm trẻ lại các tế bào da.
11. Tia Ozone tiệt trùng nước
1. Phun sương
- Kết nối đầu phun sương, dung dịch phun sương thường là nứơc hoa hồng, chất dinh dưỡng.
- Nhấn công tắc mở chức năng phun sương, đặt ngón tay lên lỗ tròn phía trên của bình phun sương, hơi nước sẽ bắn ra ngoài.
- Bệnh nhân nên nhắm mắt lại trong quá trình phun sương, phun sương trực tiếp từ trán đến hàm dưới và giữ khoảng cách thích hợp từ đầu phun sương tới da bệnh nhân.
Chú ý:
- Bệnh nhân nên nhắm mắt lại trong quá trình phun sương, phun sương trực tiếp từ trán đến hàm dưới và giữ khoảng cách thích hợp từ đầu phun sương tới da bệnh nhân.
- Chú ý kết nối đúng đầu phun sương, nếu không sẽ gây hư hỏng máy.
2. Hút mụn
- Kết nối đầu hút mụn vào dây và gắn vào vị trí hút mụn.
- Mở công tắc, thử cường độ hút trên tay trước, sau đó tiến hành điều trị cho bệnh nhân, điều chỉnh cường độ hút dựa vào yêu cầu của khách hàng.
- Khi điều trị cho da dầu, da thô ráp cần hút mạnh.
- Khi điều trị cho da nhạy cảm, da lão hóa cần hút nhẹ hơn.
Chú ý:
- Không di chuyển đầu hút chân không quá chậm, không để đầu chân không ở 1 điểm vị trí quá lâu.
- Điều chỉnh độ chân không dựa vào yêu cầu của khách hàng, nên thử độ chân không ở tay trước, sau đó mới đưa lên mặt sử dụng.
- Nên xông nóng trứơc khi điều trị.
- Không dùng hút chân không xung quanh mắt, vì da vùng mắt rất mỏng.
- Với đầu chân không có có lỗ nhỏ bên hông, chúng ta có thể dùng để lưu hông bạch huyết, nên dùng với độ hút nhỏ.
- Tất cả các đầu chân không phải được tiệt trùng ngay sau khi điều trị.
- Khi tiến hành hút chân không vùng mũi, nên đặt ít bông gòn vào trong đầu chân không, để tránh việc hút bụi bẩn vào máy gây hư hỏng máy.
- Chú ý kết nối đúng đầu hút mụn, nếu không sẽ gây hư hỏng máy.
3. Điện tím
- Chọn đầu điện tím thích hợp
- Bật công tắc khởi động.
- Đưa đầu điện tím đến vùng cần điều trị.
- Dùng đầu điện tím massage theo hình chữ Z hoặc hình xoắn ốc.
- Massage từ trán → mũi → mặt phải → cằm → mặt trái → mũi → trán.
Chú ý:
- Những vùng da non nên được che bởi 1 miếng vải voan tránh kích ứng da.
- Mỗi vị trí không nên điều trị quá 10 giây.
- Phụ nữ mang thai và những người đang trang điểm không được điều trị.
- Sau khi điều trị xong, nên trả nút điều chỉnh cường độ về số 0.
4. Chăm sóc da bằng sóng siêu âm
1) Đối với vùng mặt, dùng sóng liên tục, thời gian điều trị là 15 phút.
2) Đối với vùng mắt, dùng sóng xung, thời gian điều trị là 5 phút.
3) Thời gian , cường độ, dạng sóng phụ thuộc vào từng loai da.
Chú ý:
- Không để đầu siêu âm trúng vào nhãn mắt.
- Vệ sinh da, tiệt trùng đầu siêu âm trước khi điều trị.
- Mỗi vị trí không nên điều trị quá 15 phút.
- Vệ sinh đầu siêu âm sau khi điều trị xong.
5. Bàn chải làm sạch da
Chọn bàn chải thích hợp với bộ phận cần điều trị, kết nối vào máy.
• Bàn chải lớn: vệ sinh cơ thể. Vệ sinh mặt, cho kem vào bàn chải, bật máy với tốc độ quay chậm. Vệ sinh mặt bằng thiết bị sẽ tẩy đi vùng da khô và làm da sáng mịn hơn. Không sử dụng quá 2 phút .
• Bàn chải nhỏ: Vệ sinh xung quanh mắt, miệng và mũi. Thoa kem tắm lên cơ thể, vệ sinh cơ thể bằng bàn chải, bật máy với tốc độ chậm. Không để bàn chải lên những vị trí bị tổn thương.
• Bàn chải sủi bọt dùng cho da nhạy cảm. Vệ sinh mặt, cho kem vào bàn chải, bật máy với tốc độ quay chậm. Đối với vệ sinh mặt và mặt nạ mặt không nên sử dụng thiết bị quá 1 phút.
• Bàn chải xoa bóp bằng đá: dùng để sửa móng tay hoặc mài da.Bật máy ở tốc độ cao để xóa những phần móng tay khô, làm sạch móng.
• Sủi bóng: Bật máy ở tốc độ cao để làm sạch, mặt.
Chú ý:
- Một hoặc hai ngày sau khi làm sạch da bằng bàn chải: Không nên xoa bóp hoặc cạo lông mặt. Tránh những khu vực nóng như: phòng tắm hơi, khói thuốc lá…
- Cho bàn chải tiếp xúc thẳng góc với da.
- Vệ sinh bàn chải sau khi sử dụng, để bàn chải nơi khô ráo.
- Không để bàn chải tiếp xúc với tóc.
- Trước khi vệ sinh da và phần móng tay khô, nên sử dụng bình phun để làm mềm biểu bì(da).
6. Xóa đốm
- Khử trùng dụng cụ với cồn 75%.
- Mở nguồn, điều chỉnh cường độ thích hợp.
- Sau khi xóa xong, bôi thuốc diệt khuẩn 2,3 ngày hoặc uống thêm thuốc kháng sinh trong vòng 1 tháng.
Chú ý
- Vùng da cần xóa phải được làm sạch.
- Trước và sau khi xóa đốm, đầu xóa đốm phải được tiệt trùng.
- Trong quá trình xóa đốm, đầu kim xóa và da phải có cự ly thích hợp, không được để quá sát, thời gian không được dừng quá lâu để tránh làm tổn thương đến lớp biểu bì dưới da.
- Nếu một lần chưa thể xóa hết, chờ bong vẩy rồi tiếp tục xóa, không nên 1 lần xóa quá sâu để tránh để lại sẹo.
- Không nên xóa nhiều hơn 5 đốm trong 1 lần xóa.
- Sau khi xóa, tránh tiếp xúc với nước trong vòng 22 giờ, không ăn thức ăn cay.
- Tránh nánh nắng mặt trời chíếu trực tiếp vào vết xóa vì có thẻ bị thâm, vết thương nên để tự nhiên không cố ý cạy tránh để lại sẹo.
7. Chăm sóc ngực.
- Trước khi chăm sóc nên làm sạch và massage vùng da cần chăm sóc.
- Kết nối phụ kiện chăm sóc ngực, mở công tắc.
- Ở phụ kiện có lỗ nhỏ dùng cho điều trị bằng tay. Khi lấy tay bịt kín lỗ đó lại thì máy bắt đầu hút chân không và người sử dụng điều chỉnh áp lực hút. Bằng cách vặn núm điều chỉnh áp lực, đồng hồ áp lực sẽ hiện. Tuỳ theo vị trí điều trị mà chọn áp lực mạnh hay yếu. Thời gian điều trị và cường độ điều trị có thể chỉnh tùy vào yêu cầu của khách hang.
- Khi hút áp lực nhớ bịt kín lỗ nhỏ ở phụ kiện. Khi đồng hồ lên đến áp lực đã cài đặt trước đó sẽ tự động thả ra.
- Sau khi điều trị xong, làm sạch và tiệt trùng phụ kiện.
8. Đèn lúp kiểm tra da
- Mở công tắc và điều chỉnh khoảng cách từ kính phóng đại tới da. Sau đó cố định bằng núm.
- Kết thúc công việc, tắt công tắc cấp nguồn.
9. Đèn wood kiểm tra da
Khi nhấn nút công tắc, ánh sáng lóe lên biểu thị tình trạng da.
Chú ý:
• Đèn Wood phải được sử dụng trong phòng tối.
• Phải làm sạch da trước khi sử dụng đèn Wood.
• Không được để nhiệt độ đèn quá nóng và tiếp xúc trực tiếp và da bệnh nhân. Khoảng cách thích hợp của da và đèn là 15-20 cm.
10. Xông hơi nóng
Thời gian xông nóng và khoảng cách từ đầu xông đến da:
Thời gian điều trị và khoàng cách từ đầu xông đến da phụ thuộc vào từng loại da
Chú ý:
- Tránh để hơi nước vào lỗ mũi, vì dễ gây ra vấn đề về hơi thở hoặc gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.
- Thời gian xông hơi nóng không được vượt quá 15 pút.
- Vặn chặt lại nếu tay cố định bình chứa nước bị lỏng.
- Cốc chứa nước phải được làm sạch trứơc khi điều trị.
- Khi hoàn thành, vui lòng tắt công tắc.
- Nếu đầu phun bị bít không ra hơi nước, vui lòng rót giấm vào và giữ khoảng 15 phút.